SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp

Theo dõi tại:
Bỏng đường hô hấp – Khi bị hỏa hoạn, hít phải khói và khí độc là nguyên nhân khiến nạn nhân bị bỏng đường hô hấp. Các hóa chất độc hại trong khói một khi xâm nhập vào đường hô hấp sẽ khiến đường hô hấp bị tổn thương, phù nền dẫn tới suy hô hấp và đe dọa mạng sống của nạn nhân. Vì vậy việc sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp kịp thời, đúng cách được xem là vô cùng quan trọng.

Triệu chứng của bỏng đường hô hấp

Triệu chứng đặc trưng của bỏng đường hô hấp là dấu hiệu phù nề trên đường thở dẫn tới suy hô hấp. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng từ 12 đến 24 giờ sau khi có tổn thương bỏng.

Sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp
Nguy cơ bị bỏng đường hô hấp của nạn nhân hỏa hoạn là rất cao

Biểu hiện thường gặp là đau tức ngực, khàn giọng, khó thở, buồn nôn và nôn, nhức đầu, có thể nhìn thấy sự xuất hiện của bồ hóng ở miệng, tăng tiết đờm dãi, có thể có ngất xỉu… Ở một số nạn nhân có thể nhìn thấy các vết phỏng ở ngay trong khoang miệng. Nếu có các dấu hiệu như khàn giọng và thở khò khè thì có khả năng nạn nhân đang bị phù nề thanh quản. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp đe dọa tính mạng nạn nhân trong vòng 24 – 48 giờ đầu.

Sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp
Việc nhận biết và sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp kịp thời là vô cùng quan trọng

Triệu chứng tổn thương nhu mô phổi xuất hiện muộn hơn so với triệu chứng phù nề đường hô hấp trên, có thể ở ngày thứ 3-4 sau bỏng chúng mới xuất hiện. Tình trạng viêm phổi, suy hô hấp cũng thường xuất hiện sau khoảng 3 đến 10 ngày sau bỏng.

Sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp

Việc nhận biết sớm tổn thương và sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp kịp thời là một kỹ thuật vô cùng quan trọng góp phần cứu sống nạn nhân. Để sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp, bạn cần:

– Ngay lập tức đưa nạn nhân ra khỏi khu vực khói và nhiệt, nhanh chóng mở cửa, bật quạt để khỏi tản ra, đảm bảo nạn nhân ở khu vực thoáng khí, an toàn.

– Nếu nạn nhân còn tỉnh, bạn cần đảm bảo đường hô hấp được lưu thông, lấy bỏ dị vật trong khoang miệng (nếu có). Nếu nạn nhân bị nôn thì tránh đặt nạn nhân nằm thẳng mà phải cho nạn nhân nghiêng đầu sang một bên để tránh chất nôn sặc vào đường hô hấp.

Sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp
Cho nạn nhân thở không khí trong lành ngay tức thì

– Nếu nạn nhân không bị ngưng thở, cần tiến hành các biện pháp hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực.

– Cho nạn nhân thở không khí trong lành ngay tức thì hoặc chuyển nhanh tới phòng cấp cứu.

Những hậu quả do bỏng đường hô hấp

Bỏng đường hô hấp thường để lại những hậu quả rất nặng nề cho nạn nhân. Nó gây bỏng nặng, phù nề, bít tắc đường hô hấp, khí phế thủng, xẹp phân thùy phổi. Mức độ tổn thương đường hô hấp phụ thuộc vào sức nhiệt của tác nhân gây cháy, tác dụng của tác nhân, các khói chứa khí độc vủa vật liệu cháy và thời gian tác dụng của tác nhân. Bỏng đường hô hấp làm tăng tỷ lệ sốc bỏng khiến điều trị khó khăn, hay gặp biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN