SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Sơ cứu khi bị ong đốt

Theo dõi tại:

Sơ cứu khi bị ong đốt – Mùa hè đang ngấp nghé đến gần. Đây là mùa có nhiều loại cây ăn trái như dứa, nhãn, vải… thu hút rất nhiều các loại ong đến làm tổ và hút mật. Người lớn và trẻ em khi bất cẩn đi vào những khu vực có ong làm tổ này rất dễ bị ong tấn công. Thông thường, ong đốt có thể không gây nguy hiểm, nhưng nếu bị đốt nhiều vết hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ… hoặc nếu cơ địa bị dị ứng, đề kháng kém… thì nhiều có thể xảy ra nguy cơ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phòng tránh cũng như sơ cứu khi bị ong đốt kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa chống độc, khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, một số trường hợp nạn nhân có thể chết ngay trong 30 phút đầu tiên. Nguy cơ tử vong không tùy thuộc vào lượng nọc ong mà tùy thuộc vào cơ địa, sự phản ứng của cơ thể mỗi người. Điều này đồng nghĩa với chỉ một con ong cũng có thể làm chết người.

Sơ cứu khi bị ong đốt
Một con ong cũng có thể gây chết người

Sơ cứu khi bị ong đốt

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác (không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công) và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Sau đó, cần thực hiện một trong những cách sơ cứu sau:

– Sơ cứu theo y học hiện đại: Lập tức nhổ ngay kim chích (nếu có). Bình tĩnh và thận trọng dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim… để khều kim chích ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì như thế sẽ tạo điều kiện cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể. Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt. Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương. Để nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.

– Sơ cứu theo y học cổ truyền: Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc. Trước hết, phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.

Sơ cứu khi bị ong đốt
Bã trà cũng có tác dụng trong sơ cứu ong đốt

Phòng tránh ong đốt

Để phòng tránh bị ong đốt, tuyệt đối tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong; thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà vì ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà. Khi có ong xuất hiện, cần đứng yên, không chạy.

Khi đi vào rừng, đi dã ngoại, không nên mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không nên đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín khi cần có việc ra ngoài đồng, vườn hoặc rừng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sơ cứu khi bị chó cắn

Sơ cứu khi bị chó cắn – Bị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với

Sơ cứu khi bị chó cắn

Sơ cứu khi bị chó cắn – Bị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với