SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Sơ cứu khi trẻ bị đứt tay chảy máu

Theo dõi tại:

Sơ cứu khi trẻ bị đứt tay chảy máu – Đứt tay, va quệt hay ngã là những tai nạn thường gặp nhất trong cuộc sống. Sơ cứu khi trẻ bị đứt tay chảy máu, va quệt hay ngã… vốn rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách sơ cứu đúng. Việc dùng cồn, ôxy già, i-ốt nhiều sẽ chỉ khiến trẻ đau đớn hơn và vết thương lâu lành hơn.

Cách sơ cứu khi trẻ bị đứt tay chảy máu tốt nhất

Vệ sinh vết thương: Rửa tay sạch sẽ trước khi xem xét vết thương. Nếu vết thương chảy máu thì cần phải ngăn máu tiếp tục chảy bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Sau khi máu ngừng chảy, kiểm tra xem có dị vật hay bụi bẩn nào trong vết thương. Nếu có thì cần rửa vết thương dưới nước mát. Nếu không hiệu quả thì dùng nhíp gắp ra.

Sơ cứu khi trẻ bị đứt tay, chảy máu
Không bôi oxy già, cồn để tránh vết thương lâu lành

Sau đó rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm, thấm khô nhẹ nhàng, có thể rửa vết thương bằng nước muối loãng. Đừng thổi vào vết thương vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng. Việc bôi các loại thuốc mỡ kháng khuẩn lên vùng vết thương đã được làm sạch không phải là bắt buộc nhưng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không dùng cồn, ôxy già, iốt vì chúng sẽ chỉ làm trẻ đau hơn và vết thương lâu lành hơn.

Băng bó: Với vết thương nhỏ thì tốt nhất là để mở và cho tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại. Đối với vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương. Lưu ý là phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Nhớ thay băng hằng ngày hoặc khi băng bị ướt. Sau khi miệng vết thương đã khép, thì không cần phải băng bó nữa. Nếu bé có xu hướng gãi vì ngứa thì cần băng nhẹ lại để bảo vệ quá trình lên da non. Nên để mở vết thương vào ban đêm để vết thương nhanh khô hơn. Tất nhiên nếu vết thương không quá nặng.

Sơ cứu khi trẻ bị đứt tay chảy máu
Băng vết thương nếu dễ bị cọ xát, nhiễm bẩn

Khi vết thương sâu và rộng, đặc biệt nếu chúng tạo thành gờ thì cần phải khâu lại. Vết thương cần được khâu trước 8 giờ, kể từ lúc bị thương để tránh được nguy cơ nhiễm trùng và giúp giảm sẹo.

Sơ cứu khi trẻ bị đứt tay chảy máu
Đứt tay, chảy máu là những tai nạn thường gặp

Thuốc giảm đau: Nếu bé bị đau, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen dành cho trẻ em. Nhớ tuân thủ theo liều lượng ghi trên hướng dẫn. Không bao giờ cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng là hội chứng Reye.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cấp cứu khi bị say nắng
Cấp cứu khi bị say nắng

Dấu hiệu say nắngCấp cứu khi bị say nắngĐiều trị say nắng Cấp cứu khi bị say nắng – Say nắng thường xảy ra khi

Sơ cứu khi bị chó cắn

Sơ cứu khi bị chó cắn – Bị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với