SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Sơ cứu vết bầm tím

Theo dõi tại:

Sơ cứu vết bầm tím – Vết bầm tím hình thành do một cú va chạm với đầu tù làm vỡ mạch máu gần bề mặt da khiến cho chỉ có một lượng nhỏ máu đi vào các mô dưới da. Đoạn mạch bị dập vỡ tạo nên sự xuất hiện của các đám màu xanh và đen và sau đó mầu sắc thay đổi khi nó lành. Các vết bầm tím tuy không gây quá nhiều cảm giác khó chịu nhưng vẫn khiến người ta cảm thấy mất thẩm mỹ. Để vết bầm chóng tan, bạn cần biết cách sơ cứu vết bầm tím đúng cách.

Nguyên nhân gây bầm tím

Xuất huyết dưới da là hiện tượng phổ biến, thông thường do sự va đập hoặc diễn ra tự nhiên do thiếu vitamin, axit folic,… Khi nhìn thấy vết bầm tím do tụ máu trên da, bạn cần phải biết rằng máu (chủ yếu là hồng cầu) đã thoát ra khỏi mạch máu và tiếp theo sẽ là hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra một nút cầm máu ở tại chỗ bị thương để ngăn ngừa chảy máu tiếp cũng như hàn gắn vết thương, sau cùng lập lại sự lưu thông bình thường. Quá trình trên là sự tương tác rất phức tạp của nhiều yếu tố như thành mạch, tiểu cầu và các yếu tố đông máu.

Sơ cứu vết bầm tím
Bầm tím xảy ra do nhiều nguyên nhân

Như vậy bầm máu trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền, ngoài ra còn có thể do các bệnh lý như bệnh Scobut hay còn gọi là bệnh thiếu vitamin C… khiến cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm bảo vai trò dẫn đến xuất huyết dưới da, hoặc do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.

Sơ cứu vết bầm tím

Nếu da bạn không bị xước thì không cần phải băng vết thương, nhưng với các vết bầm tím, để nó nhanh lành thì bạn nên sơ cứu theo các kĩ thuật đơn giản sau:

– Nâng cao vùng bị tổn thương.

– Sau khi bị thương, chườm túi đá hoặc túi lạnh trong khoảng 10 phút. Làm lại một vài lần trong một đến hai ngày sau khi bị tổn thương nếu cần.

Sơ cứu vết bầm tím
Sơ cứu vết bầm tím*

– Nghỉ ngơi nếu có thể.

– Cân nhắc dùng acetaminophen (Tylenol…) để giảm đau hoặc ibuprofen (Advil, Motrin…) để giảm đau và giảm sung nề.

Đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

– Nhận thấy vùng bị bầm tím sưng nề và đau

– Thường xuyên có vết bầm tím lớn hoặc đau, đặc biệt nếu bầm tím xuất hiện trên thân mình, lưng hoặc mặt, hoặc dường như nó xuất hiện mà không rõ lý do.

– Dễ bị bầm tím và trong tiền sử có chảy máu đáng kể, chẳng hạn như trong khi được phẫu thuật.

– Nhận thấy một khối (máu tụ) hình thành trên vết bầm tím.

– Chảy máu bất thường ở những nơi khác, chẳng hạn như chảy máu từ mũi hoặc lợi hoặc có máu trong nước tiểu hoặc phân

Sơ cứu vết bầm tím
Cẩn thận với vết bầm lớn vô cớ xuất hiện

– Đột nhiên xuất hiện bầm tím, nhưng không có tiền sử bị bầm tím

– Có tiền sử gia đình dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

Những dấu hiệu trên báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn như các vấn đề về đông máu hoặc các bệnh về máu. Các vết bầm tím kèm theo đau dai dẳng hoặc đau đầu chỉ điểm một bệnh lý nền nghiêm trọng và cần có sự can thiệp của y tế.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN