SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu

Theo dõi tại:

Xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu – Khi trẻ bị chảy máu, dù là chảy máu ở bất cứ đâu cũng tạo nên một sự hốt hoảng cho các bậc cha mẹ nhất là các mẹ. Sự hốt hoảng của mẹ lúc này có thể khiến tình trạng nặng nề thêm. Thực tế đã chứng minh hiểu rõ phương pháp xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu để sơ cứu đúng, kịp thời cũng chính là kỹ năng cần thiết để giữ an toàn cho bé.

Xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu

– Bình tĩnh là yếu tố quan trọng đầu tiên bạn cần nhớ đến. Nếu bạn sợ hãi, la khóc trong lúc này thì chỉ càng làm cho bé hoảng thêm.

Xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu
Bình tĩnh là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu

– Nếu vết thương xảy ra ở đầu, do va đập, ngã… khiến bé bị chảy máu, bạn cần xử trí cẩn thận hơn và theo dõi sát hơn những diễn biến sau đấy. Bởi lẽ, khác với những trường hợp chảy máu bên ngoài mà bạn thấy được, những va đập ở vùng đầu có thể dẫn đến chấn thương sọ não, xuất huyết bên trong rất nguy hiểm.

– Một trường hợp chảy máu cũng rất thường gặp ở trẻ nhỏ là chảy máu cam. Việc mẹ cần làm lúc này là giữ cho bé ngồi xuống ghế, vị trí mũi cao hơn tim (không đặt bé nằm), gập đầu về phía trước để máu chảy ra ngoài lỗ mũi chứ không chảy ngược vào trong cổ họng bé. Dùng hai ngón tay trỏ và cái bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm vào nhau trong khoảng 10 giây mỗi lần, hướng dẫn trẻ há miệng, thở bằng miệng. Có thể dùng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi của bé để cầm máu. Sau đó, bạn nên dặn bé không khụt khịt, không cố hỉ mũi, hắt hơi vì sẽ rất dễ khiến máu chảy lại. Nếu sau khoảng 10 phút, thấy máu cầm được, bạn có thể rửa mặt cho bé với nước sạch, cho bé ngửi một chút dầu hoặc vỏ quýt, để bé nghỉ ngơi đến khi thật sự khỏe khoắn và bình thường trở lại.

Xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu
Không ngã đầu của trẻ ra sau khi trẻ bị chảy máu cam

– Chảy máu tai cũng là một tai nạn rất thường xảy ra ở trẻ em. Khi bị chảy máu tai, bé có thể bị tổn thương màng nhĩ, gây giảm thính lực, thậm chí điếc hoàn toàn. Vì thế, đây là một dạng “chảy máu” cần đưa bé đến khám ở bác sĩ Tai Mũi Họng ngay, để xác định mức độ tổn thương, cho dù bé đã hết chảy máu.

– Hết sức thận trọng khi dùng aspirin để hạ nhiệt, giảm đau cho bé. Vì tuy đây là một thuốc rất thông dụng nhưng nó thường mang đến những tác dụng phụ đáng ngại cho trẻ em như gây rối loạn cân bằng đông máu – chảy máu. Trẻ em đang bị chảy máu (do tổn thương), bị ban xuất huyết dưới da hay bị sốt xuất huyết mà dùng aspirin sẽ càng nguy hiểm. Lúc đó, máu sẽ không cầm được, dễ dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim mạch, tử vong.

Xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu
Hết sức thận trọng với aspirin

– Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích chạy giỡn và dễ gặp phải những tai nạn lớn nhỏ khác nhau gây chảy máu. Để phản ứng kịp thời với những tình huống như trên, bạn nên sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình các vật dụng có khả năng sơ cứu, cầm máu như: Bông, băng, gạc đệm, gạc thưa, nước muối sinh lý, cồn, băng cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sơ cứu vết bầm tím

Nguyên nhân gây bầm tímSơ cứu vết bầm tím Sơ cứu vết bầm tím – Vết bầm tím hình thành do một cú va chạm