SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Bệnh còi xương và cách chữa trị

Theo dõi tại:

Bệnh còi xương và cách chữa trị – Còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ và đặc biệt có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Vì thế chữa trị bệnh còi xương ngày càng trở nên quan trọng trong các chương trình sức khỏe cộng đồng của nước ta. Vậy bạn đã có đủ các thông tin về bệnh còi xương và cách chữa trị? 

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc thiếu vitamin D trong cơ thể hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân gây còi xương

Nguyên nhân gây bệnh còi xương là do thiếu vitamin D – thành phần quan trọng giúp tạo xương. Trẻ thiếu vitamin D thường là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Bệnh còi xương và cách chữa trị 1
Cần đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ*

– Thiếu ánh nắng mặt trời: Ánh nắng được xem là nguồn cung cấp vitamin D lớn nhất đối với con người. Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể kích thích da sản sinh lượng vitamin D thỏa mãn cho nhu cầu cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ có tác động rất lớn đến lượng vitamin hấp thụ vào cơ thể. Vì thế khi trẻ được 2 tuần tuổi thì cần cho trẻ ra phơi nắng: tốt nhất là vào buổi sáng (khoảng 7h – 8h) hoặc buổi chiều (khoảng 4h – 5h). Thời gian phơi nắng trung bình là từ 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động.

– Người mẹ bị thiếu hụt nặng vitamin D trong thời gian cắt góc mắt có phá tướng không mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua nhau thai để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

– Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm sẽ gây tình trạng toan chuyển hóa và tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Bên cạnh đó, chế độ ăn hằng ngày chứa nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

– Các nguyên nhân khác: độ tuổi (trẻ càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ rối loạn tiêu hoá kéo dài, bệnh nhiễm khuẩn.

Bệnh còi xương và cách chữa trị

Để phòng tránh bệnh còi xương và cách chữa trị, hãy cho trẻ tắm nắng từ 10 – 15 phút/ngày để tăng vitamin D cho trẻ, bạn cần chú ý: nên phòng bệnh còi xương cho trẻ từ khi còn trong giai đoạn bào thai qua việc người mẹ thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời hàng ngày. Cho trẻ bú mẹ, sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống tối thiểu 300 ml sữa/ngày, tăng các thức ăn từ tôm, cua, cá hàng ngày.

Bệnh còi xương và cách chữa trị
Cho trẻ tắm nắng từ 10 – 15 phút/ngày để tăng vitamin D

Bên cạnh đó, không nên cho trẻ ăn dặm sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi. Cho trẻ phơi nắng để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút mỗi ngày vào buổi sáng. Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400 UI/ngày, điều này đặc biệt cần thiết với trẻ nhẹ cân thiếu tháng. Bổ sung Calci và phosphor đặc biệt ở trẻ nhẹ cân với liều bổ sung calcium 2 mmol/kg thể trọng/ngày và phosphorus 0,5 mmol/kg thể trọng/ngày.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN