SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Bệnh đái dầm và cách chữa trị

Theo dõi tại:

Bệnh đái dầm và cách chữa trị – Đái dầm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em trong khi ngủ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như cơ thể chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh chưa làm chủ được việc tiểu tiện… Theo thời gian, cùng với sự phát triển của cơ thể và hệ thần kinh, chứng đái dầm sẽ từ từ biến mất. Nhưng nếu đến trẻ đã đến tuổi trưởng thành mà vẫn đái dầm thì đây lại là biểu hiện của bệnh lý. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh đái dầm và cách chữa trị để theo dõi, phòng ngừa cũng như phát hiện sớm để chữa trị kịp thời nếu đái dầm là một bệnh lý.

Bệnh đái dầm và nguyên nhân

Chứng đái dầm là bệnh lý nếu nó xảy ra thường xuyên trong thời gian dài. Triệu chứng của bệnh đái dầm là tiểu tiện không tự chủ, nhiều lần vào ban ngày lẫn ban đêm, nhất là trong khi ngủ. Ở tuổi lên 5, đa số trẻ em đã biết giữ được mình khô ráo cả ban ngày lẫn ban đêm. Nhưng nếu khi lên 7 tuổi mà trẻ vẫn bị đái dầm thì có thể coi là bất thường.

Bệnh đái dầm và cách chữa trị
Bệnh đái dầm và cách chữa trị

Nguyên nhân gây nên bệnh đái dầm có thể do bệnh lý cũng có thể là do tâm lý. Các nguyên nhân bệnh lý bao gồm: di truyền; rối loạn hormon chống lợi tiểu; bàng quang nhỏ hơn so với mức thường dẫn tới khả năng lưu giữ nước tiểu kém; nhiễm trùng đường tiểu; nhiễm trùng sỏi niệu đạo; các chứng rối loạn thần kinh; dị dạng cơ thể học, không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thống thần kinh; động kinh vào ban đêm…

Bệnh đái dầm và cách chữa trị
Đái dầm có thể xảy ra khi trẻ bị stress

Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc. Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường (trên 5 tuổi) phổ biến nhất là dạng tiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ, thay đổi môi trường học, bạn bè bắt nạt… có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm.

Bệnh đái dầm và cách chữa trị

Bệnh đái dầm nếu được chú ý phòng ngừa và chữa trị kịp thời sẽ có thể hạn chế được những phiền toái do nó gây ra.

– Trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước.

– Kết hợp tập luyện các bài tập cơ xương chậu giúp tăng cường khả năng kiểm soát tiểu tiện…

Bệnh đái dầm và cách chữa trị
Đái dầm có thể điều trị bằng thuốc

– Ăn lá rau ngót bởi rau ngót có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giảm độc, lợi tiểu. Một món ăn khác cũng khá hữu hiệu quả trong điều trị chứng đái dầm là cháo bạch quả cật dê.

– Dùng thuốc có tác dụng giảm bài tiết nước tiểu trong đêm (thuốc DDAVP, dạng tổng hợp của hoormôn vasopressin).

– Sử dụng một số bài thuốc đông y. Lưu ý việc điều trị cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Khi bác sĩ thăm khám sẽ có kết quả, và dựa vào kết quả sẽ có phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN