Khi bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì? Chúng ta cần tìm hiểu những thông tin này để có phương pháp khắc phục sao cho đúng cách và hiệu quả.
Bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì?
Những thực phẩm nên ăn khi bị ho
– Món ăn lỏng, dễ nuốt:

Các cơn ho thường gây ra cảm giác khô và đau rát khó chịu ở cổ họng. Vì vậy, thời điểm này bạn càn lựa chọn những loại thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt để tránh tối đa việc kích thích phần niêm mạc ở cổ họng khiến bạn càng bị đau hơn.
– Thực phẩm giàu vitamin A, C:
Nhóm thưc phẩm rau củ có màu xanh, đỏ đậm, cam, chanh, ngao sò…thường rất giàu vitamin A và A; kẽm…chúng là những thành phần có khả năng xoa dịu các cơn ho, tăng sức đề kháng cho cơ thể tại thời điểm này.
– Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô:
Những loại thực phẩm gia vị này có khả năng kháng viêm, tiêu diệt virus, và còn được biết đến như những kháng sinh tự nhiên giúp điều trị ho và viêm họng hiệu quả.
– Dùng các bài thuốc dân gian chữa ho:
Mật ong chưng tắc trị ho
Rất nhiều bài thuốc dân gian chữa ho rất đon giản, dễ thực hiện và hiệu quả rất cao như: lá hẹ hấp đường phèn, mật ong chưng tắc, chanh đào ngâm mật ong…Bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà.
Thực phẩm cần tránh ăn khi bị ho
– Thức ăn đồ uống lạnh:
Những loại thức ăn, đồ uống lạnh là những nguyên nhân gây ho, viêm họng và khiến tình trạng ngày càng nặng hơn.
Đối với trẻ em khi bị ho, bạn cần tránh cho trẻ uống các loại đồ uống có gas bởi chúng có thể khiến cơn ho kéo dài. Và đồng thời chúng cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tránh sử dụng đồ uống lạnh
– Thực phẩm chiên, xào, nướng:
Khi bị ho, hệ tiêu hóa của cơ thể bị suy yếu. Những loại thức ăn này được đánh giá là thức ăn khó tiêu, chúng càng khiến dạ dày phải làm việc nặng nhọc hơn. Đồng thời, chúng có thể khiến cơ thể sinh ra đờm nhiều hơn, khiến các cơn ho kéo dài.
– Quýt:
Vỏ quýt có tác dụng chữa ho, long đờm nhưng phần múi quýt bên trong lại gây ra tác dụng ngược lại. Bởi trong thành phần của múi quýt có chứa chất cellulite – loại chất khiến cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
– Hải sản (cá, tôm, cua,…):
Các loại hải sản như cá, tôm, cua,… thường sẽ mang vị tanh nên chúng có thể dễ khiến cổ họng bị kích thích và khiến bạn bị ho nhiều hơn.
-Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt:
Nếu bạn bị ho mà ăn nhiều đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và chúng góp phần khiến các cơn hơn trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn cần tránh sử dụng những thực phẩm này.
– Rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác:
Không uống rượu bia, thuốc lá
Những loại thức uống chứa cồn hay chứa chất kích thích sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, gây cản trở cho việc điều trị ho, viêm họng.