SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay

Theo dõi tại:
Cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay – Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường gặp phải các sự cố làm chấn thương các vùng cơ thể đặc biệt là chân và tay. Chỉ cần vô ý cho tay vào khe cửa cũng dễ dàng khiến trẻ bị dập ngón chân hay tay. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay để xử lý kịp thời đúng chuẩn.

Cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay

– Việc quan trọng nhất cần phải làm trong 48 giờ đầu tiên sau chấn thương là nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề. Chú ý thường xuyên cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay/bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim. Có thể dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé.

Cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay
Cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay

– Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng chườm lên vùng tổn thương liên tục trong vòng 20 phút. Nếu không có sẵn túi chườm, bạn cũng có thể nhúng toàn bộ phần bàn tay hoặc bàn chân bé ngâm vào trong một tô nước đá. Thực hiện đều đặn mỗi 1 – 2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3 – 4 lần trong ngày thứ hai. Bước này có tác dụng giảm sưng và giảm đau hiệu quả cho bé.

– Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn giúp bé bớt đau và giảm viêm.

– Kiểm tra dấu hiệu gãy xương: Theo dõi bé trong vòng vài giờ tại nhà. Nếu bé vẫn có thể sử dụng bàn tay/bàn chân bị thương thì nhiều khả năng xương không bị gãy. Nếu ngón tay sưng to, biến dạng, và bé rất đau đớn thì nhiều khả năng xương đã bị gãy, cần hạn chế cử động và đưa bé đi khám ngay. Nếu ngón tay chỉ sưng mà không biến dạng thì có khả năng là vết gãy nhỏ, ba mẹ mặc dù không cần phải đưa bé đi bác sĩ ngay lập tức nhưng cũng cần cho bé đi khám sớm.

Cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay
Băng ngón tay bị bong một phần móng để móng không bị bong tiếp

– Kiểm tra thương tổn trên móng: Khi bị dập ngón tay, ngón chân, móng tay, chân có thể bị bầm dập, gãy, bong hoặc có tụ máu dưới móng. Nếu móng bị bong một phần, hãy bôi kem kháng sinh rồi băng lại để móng không bị bong tiếp. Khi thấy vết bầm nghiêm trọng, chảy máu, móng bị đẩy ra ngoài cần hạn chế cử động và đưa trẻ đến khám cấp cứu ngay.

– Nếu bé sốt hơn 30 độ C cùng với biểu hiện nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ hoặc xuất hiện mủ, chảy dịch ở vùng tổn thương. Đau và sưng ngày càng gia tăng thì nên đưa bé đến bệnh viện/bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một số lưu ý khi sơ cứu trẻ bị dập ngón tay chân

Khi trẻ bị dập ngón tay, chân có kèm chảy máu thì ba mẹ tuyệt đối không dùng thuốc lá hoặc các loại lá cây để đắp cầm máu cũng không nên xoa, bôi bất kỳ loại dầu, thuốc mỡ… lên vết thương. Bạn chỉ nên dùng gạc, vải sạch để băng bó vết thương và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách sơ cứu trẻ bị dập ngón chân hay tay
Không bôi thuốc, mỡ, các loại lá lên vết thương có kèm theo chảy máu

Đối với trường hợp bị dập lìa ngón, bạn nên nhanh chóng dùng gạc, vải sạch để băng phần ngón ở bàn tay để cầm máu. Phần ngón bị lìa ra cần được nhanh chóng bọc vào vải sạch, cho vào túi ni-lông, sau đó ướp lạnh. Chú ý không ngâm trực tiếp phần đứt lìa này vào nước đá vì như thế sẽ khiến chúng bị trương sình không thể phẫu thuật nối ngón.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN