SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết

Theo dõi tại:

Đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết – Theo số liệu thống kê, hằng năm cứ đến dịp Tết và sau Tết số lượng trẻ nhập viện lại tăng lên đột biến. Các bệnh trẻ thường mắc trong mùa này là viêm đường hô hấp, hen suyễn và dị ứng. Do vậy, các bậc phục huynh cần chú ý đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết này để ngày tết luôn được vui vẻ.

Đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết

  1. Cẩn thận giữ ấm cho trẻ tránh viêm đường hô hấp

Những ngày giáp tết, thời tiết thường trở lạnh khiến trẻ hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính dẫn đến viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng hay gặp là viêm mũi, họng, viêm tai giữa, cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp dưới với các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, viêm phối và viêm thanh khí quản.

Đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết
Đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết

Nhiệt độ thấp, gió lạnh là các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời vào khoảng thời gian này trong năm sức đề kháng của trẻ rất yếu, đặc biệt là trẻ vốn có bệnh mạn tính nên rất dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp.

Để đề phòng các bệnh viêm đường hô hấp, các bậc phụ huynh cần cẩn thận giữ ấm cho trẻ, cho trẻ mặc đủ quần áo, tránh gió lùa, hạn chế cho trẻ ra đường khi trời rét. Việc vệ sinh và tắm rửa cho trẻ nên thực hiện vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Cũng cần chú ý tiêm vắc xin ngừa cúm, phế cầu cho trẻ.

2. Luôn dự trữ thuốc dự phòng bệnh suyễn

Suyễn cũng là căn bệnh trẻ hay mắc trong mùa tết. Các dấu hiệu của trẻ lên cơn suyễn là ho, khò khè, thở mệt, nặng ngực. Nên mang trẻ đến bệnh viên khi trẻ nói năng khó nhọc, ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ, cánh mũi phập phồng, tím tái… Trong nhà lúc nào cũng phải luôn dự trữ thuốc để đề phòng những lúc trẻ lên cơn suyễn. Lông chó mèo, khói thuốc, khói nhang… cũng là các tác nhân gây suyễn cần hạn chế để trẻ tiếp xúc.

Đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết
Luôn dự trữ thuốc dự phòng bệnh hen suyễn

2. Chú ý với đồ ăn, thức uống gây dị ứng

Tết thường xuất hiện nhiều thức ăn lạ miệng nên cần đặc biệt chú ý và cẩn thận khi cho trẻ em để tránh ngộ độc, tiêu chảy hay dị ứng. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là sữa, đậu phộng (có nơi gọi là lạc), trứng, đậu nành, các loại hạt, cá, sò, ốc… Các biểu hiện của dị ứng sẽ xuất hiện từ 20 đến 40 phút sau khi ăn thường là nổi mề đây, nôn, tiêu chảy, để lâu hơn sẽ xuất hiện các biểu hiện tiêu lỏng, táo bón, suy dinh dưỡng, chàm… Trong các biểu hiện đó thì nguy hiểm nhất là sốc phản vệ và có khả năng gây tử vong.

Đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết
Chú ý thức ăn khiến trẻ bị dị ứng

Điều trị dị ứng do thức ăn không có thuốc đặc trị mà chỉ có loại trừ thực phẩm gây dị ứng, việc xác định nguyên nhân gây dị ứng cũng không hề dễ dàng, vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý hết sức.

Tết là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi nhưng cũng không vì thế mà lơ là mất cảnh giác đề phòng ba bệnh trẻ thường mắc mùa tết này nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN