SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

Theo dõi tại:

Những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu – Mùa Đông Xuân kéo dài đến hết mùa Xuân hàng năm thường là thời gian bùng phát dịch thủy đậu. Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh ngoài da do virus gây ra và rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú tâm đến những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu để đề phòng cũng như giúp trẻ được nhanh chóng lành bệnh.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Biểu hiện đầu tiên của bệnh thủy đậu thường là bệnh nhân bị sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu giống như một nốt muỗi đốt sau đó phát triển thành mụn nước và vỡ ra thành vết lở gây rát rồi đóng vảy. Vị trí phát ban đầu tiên thường là ở da đầu, mặt, xuống thân mình và sau cùng xuống đến tay chân.

Những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
Những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

Ban thuỷ đậu thường gây khó chịu và rất ngứa nên việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ đặc biệt trong những lúc bị bệnh là vô cùng quan trọng. Tránh để trẻ vì không chịu được ngứa ngáy khó chịu mà gãi dẫn đến nhiễm trùng.

Cơ chế lây lan

Bệnh thủy đậu thường lây truyền rất nhanh và bùng phát thành dịch. Bệnh rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi vô tình hít phải nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp. Bệnh nhân có thể truyền bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban. Chỉ khi các mụn nước đã được khô và đóng vảy, bệnh mới hết khả năng gây nguy hiểm.

Những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

– Việc đầu tiên cần làm khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh thủy đậu là đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể, không nên tự khám bằng kinh nghiệm.

Những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
Dùng Acetaminnophen để hạ sốt và đau nhức

– Khi đã được bác sỹ chẩn đoán trẻ mắc bệnh thủy đậu, các bậc cha mẹ cần giúp cho trẻ giảm các triệu chứng ngứa ngáy và hạ sốt. Có thể dùng Acetaminophen hay Tylenol để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Tắm thường xuyên cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng trung tính để giúp trẻ bớt ngứa. Bên cạnh đó có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine. Chlorpheniramine, fexofenadine… hoặc các loại thuốc kháng histamine khác cũng có tác dụng giảm ngứa.

– Việc cần thiết phải chú ý khi trẻ bị bệnh là cho trẻ cách ly và chăm sóc trẻ cẩn thận, để tránh tình trạng bệnh lây lan. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hay sau 2, 3 ngày điều trị mà bệnh không đỡ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám lại và lên phác đồ điều trị kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.

Những chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
Trẻ nhỏ và người lớn đều nên tiêm phòng thủy đậu

– Trẻ nhỏ cũng như người lớn nên tiêm phòng thủy đậu để phòng tránh mắc bệnh thủy đậu. Vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN