SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp

Theo dõi tại:

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp – Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng tại khớp mà nó còn khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị tổn thương. Cùng với nỗi đau khớp, người bệnh còn gặp phải hàng loạt các vấn đề khác như: mệt mỏi, chán ăn, sốt, viêm phổi, viêm mạch máu, nổi nốt thấp trên da, khô miệng, suy giảm thị lực… Bài viết về những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp này sẽ mang đến những thông tin chung nhất về căn bệnh này để bạn có thể nhận diện và phòng ngừa nó.

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn điển hình. diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Hiểu đơn giản là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào khỏe mạnh như mô, khớp, các cơ quan và nhận diện chúng giống như một tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp
Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp

Tác động của viêm khớp dạng thấp đến cơ thể

Viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp đối xứng nhau ở cả 2 bên, mặc dù có thể không phải cùng một thời điểm. Ví dụ, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng lên cả 2 bàn tay, 2 chân hoặc 2 khuỷu tay.

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể ngoài khớp, chẳng hạn như da, các dây thần kinh, gân, cơ, mắt, tim, thận và phổi. Cùng với đó là các biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, kém ăn, rối loạn thần kinh thực vật khiến bệnh nhân mệt mỏi, xanh xao, gầy sút…

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp
Bệnh bắt đầu từ bàn tay rồi lan xuống khớp gối

Đa số trường hợp viêm khớp khởi phát từ từ và tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Trước khi dấu hiệu ở khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể thấy các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, đau nhức và khó cử động khớp khi ngủ dậy. Khoảng 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay, sau lan xuống khớp gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân… đối xứng hai bên khớp, sưng đau, hạn chế vận động, ít nóng đỏ,… Các khớp viêm tiến triển nặng dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa khỏi, song có thể phòng các đợt viêm khớp tiến triển bằng việc dùng thuốc kết hợp với vận động, sinh hoạt đúng cách như: tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi; cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, xoa bóp các khớp. Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, song cần nghỉ trong thời gian 5-10 phút sau mỗi giờ đi; nên nằm trên giường phẳng, chắc và ngủ đủ giấc.

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp
Thể dục hàng ngày để ngăn viêm khớp dạng thấp

Có nhiều thuốc không qua kê đơn và thuốc kê đơn, cũng như các phương pháp điều trị khác có thể giúp kiểm soát viêm khớp, nhưng trước hết cần phải xác định được viêm khớp loại nào, có đúng là bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp hay không. Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ viêm khớp dạng thấp, còn chụp X-quang nhằm đánh giá được mức độ tổn thương khớp. Nếu như bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì nhiều nhà khoa học tin rằng, bệnh này có một sự liên kết với yếu tố di truyền.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN