SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Theo dõi tại:

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ – Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus. Đặc trưng của chứng bệnh này là sốt và phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy phải phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào khi mùa nắng nóng đang đi vào cao điểm?

Những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tây chân miệng là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Bệnh cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn, trong đó có enterovirus 71 là loại có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong. Tay chân miệng lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Bệnh tay chân miệng

Bệnh thường xảy ra theo mùa nóng ấm. Ở vùng ôn đới, bệnh phổ biến ở mùa hè và đầu thu. Còn ở các nước khí hậu nhiệt đới, hầu như bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng mùa hè là có tần suất cao nhất.

Dấu hiệu nhận biết

Khi nhiễm bệnh và bệnh vào giai đoạn phát triển, trẻ có thể sẽ có tất cả hoặc chỉ vài dấu hiệu sau:

– Đầu tiên trẻ sẽ bị sốt, thường chỉ là sốt nhẹ và cảm giác khó chịu – mệt mỏi.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Trẻ thường sốt khi bị tay chân miệng

– Một hoặc hai ngày sau, bắt đầu có các dấu hiệu lở loét đau đớn ở trong miệng hay cổ họng, phát ban ở tay, chân… Các đốm đỏ nhỏ (2 mm- 3 mm) sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay – bàn chân và khoang miệng, đôi khi xuất hiện ở vùng mông – sinh dục. Các mụn nước thường xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt và có thể kéo dài 2-7 ngày.

– Ăn uống kém.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có một trong các dấu hiện sau, bạn cần đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức:

– Sốt cao, thậm chí co giật.

– Bé không chịu uống nước và có dấu hiệu mất nước như da khô và mắt trũng, giảm cân, trẻ khó chịu hoặc thờ ơ, lượng nước tiểu giảm hoặc không có nước tiểu.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu điều trị tay chân miệng nên để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ hãy giữ sức khỏe cho trẻ thật tốt.

– Luôn rửa tay cẩn thận: Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thực phẩm và ăn uống. Khi không có sẵn xà phòng và nước, có thể dùng khăn lau tay hoặc gel có tẩm cồn diệt khuẩn.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Luôn rửa tay cần thận khi chăm sóc trẻ

– Dạy bé thói quen giữ vệ sinh. Giải thích cho bé hiểu lý do tại sao không nên cho ngón tay, bàn tay của bé hoặc của người khác vào miệng.

– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, lau sàn nhà bằng dung lịch Cloramin B 2%.

– Cách ly người đang truyền nhiễm. Cho trẻ nghỉ học trong thời gian bị bệnh. Thời gian cách ly tối thiếu là cho đến khi các mụn nước đã khô hẳn, thường là 1 tuần.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN