SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống

Theo dõi tại:

Ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống – Gai cột sống được hình thành do sự phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Ở giai đoạn đầu, gai cột sống có thể không gây triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh không chỉ phải chịu đựng những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn là mất khả năng lao động hoàn toàn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống

Ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống như thế nào?

Gai cột sống được hình thành do sự phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng và đối tượng bị tấn công chủ yếu là nam giới.

Ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống
Ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới gai cột sống, các chuyên gia cho biết: chính quá trình thoái hóa cột sống khiến sụn khớp bị bào mòn, mất dần đi, từ đó, thành phần cấu tạo xương biến đổi và khả năng vôi hóa (gai hóa) cột sống cũng tăng lên. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng được xem là hậu quả của nhiều yếu tố khác như: bệnh viêm cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với cột sống…

Ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống
Gai cột sống thường gây cảm giác đau đớn

Thông thường, khi ở giai đoạn nhẹ, người bệnh rất khó thấy được triệu chứng của gai cột sống. Tuy nhiên, khi bệnh nặng dần, trong sinh hoạt hàng ngày, gai cột sống tiếp xúc với các xương khác hoặc phần mềm ở xung quanh khớp (dây chằng, rễ thần kinh) sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau tại vị trí mọc gai. Cơn đau có thể lan tỏa sang xung quanh, gây cảm giác tê bì, tê tay, chân,… Bước sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây đau tê ở cổ lan sang hai tay (gai đốt sống cổ); đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân (gai đốt sống thắt lưng)… do đó, làm giảm sút khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là tàn phế.

Phòng ngừa bệnh gai cột sống

– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi

–  Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, giảm cân nếu béo phì để giảm áp lực của cột sống.

– Hãy bổ sung các loại thực phẩm giúp hệ xương chắc khỏe như xương ống hay sụn sườn bò, lợn, đậu nành, nấm và mộc nhĩ, các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi, cà rốt, súp lơ xanh.

Ảnh hưởng của gai cột sống đến đời sống
Tập thể dục nhẹ nhàng để phòng ngừa gai cột sống

– Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tập thể dục buổi sáng 10-15 phút với các bài tập thở, thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng. Tránh những môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, gymnastics: vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.

–  Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

– Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

– Không hút thuốc lá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN