Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em sẽ giúp tránh được những hệ lụy liên quan đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ sau này.
Tại sao trẻ em dễ bị sâu răng?
Theo các bác sĩ nha khoa Đăng Lưu, nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ em thường xuất phát từ: vi khuẩn, đường và thời gian.

Vi khuẩn gây sâu răng luôn tồn tại trong khoang miệng và nếu việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không tốt sẽ tạo điều kiện cho chúng sinh sôi phát triển và phá hủy răng. Chúng có thể dễ dàng tấn công phá hủy men răng bằng cách bám trên bề mặt răng nhờ những mảng bám.
Đường có trong những loại thức ăn bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas…vốn là sở thích của hầu hết mọi đứa trẻ. Đường sẽ bị tiêu hóa thành axit, ăn mòn dần những chất vô cơ ở men răng, tấn công men răng và ngà răng.

Sâu răng ở trẻ em sẽ ngày càng nặng nếu không được phát triển và điều trị kịp thời. Đặc biệt, có rất nhiều trẻ em vẫn chưa được quan tâm và chăm sóc răng miệng tốt.
Dấu hiệu sâu răng ở trẻ em
Thông thường mất khoảng từ 2-4 năm để bệnh sâu răng ăn mòn và phá hủy từ lớp men đến ngà răng. Thời gian đầu bệnh thường “âm thầm” phá hủy nhưng lại không tạo ra những lỗ sâu trên răng.
- Khi trên bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng đục, nâu là dấu hiệu cụ thể của sâu răng. Lúc này, lỗ sâu răng mới hình thành nên thường không gây ra đau đớn gì cho trẻ.

- Khi lỗ sâu lớn và ăn sâu vào lớp ngà răng bên trong sẽ gây ra những cơn đau nhẹ cho trẻ.
- Răng bị sâu sẽ có những biểu hiện như:
- Răng ê buốt, nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn: nóng, lạnh, chua ngọt.
- Xuất hiện các cơn đau răng.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể ăn dần đến tủy gây viêm tủy răng. Lúc này xuất hiện những cơn đau rất khó chịu cho trẻ.
- Tủy răng khi bị viêm không được điều trị kịp thời sẽ gây hoại tử tủy, áp xe răng.
- Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này của trẻ.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Các bậc phụ huynh cần quan tâm và chăm sóc răng miệng tốt hơn cho trẻ. Đặc biệt với những trẻ dưới 3 tuổi thường chưa nhận thức và thực hiện đúng việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn cần giúp trẻ tập thói quen chải răng từ sớm và đúng cách.

- Lựa chọn bàn chải lông mềm, có kích thước phù hợp với khuôn miệng của trẻ, sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em.
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu sâu răng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ sớm để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
- Khám răng định kỳ cho trẻ khoảng 6 tháng mỗi lần.
Xây dựng chế độ ăn phù hợp, chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, thăm khám nha khoa định kỳ…là những cách khoa học giúp phòng ngừa hiệu quả sâu răng ở trẻ em và vừa có ý nghĩa cho sức khỏe của bé.