SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

< 149A Linh Đông, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức >

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm

Theo dõi tại:

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm – Nấm rất giàu khoáng chất và chất chống oxy hóa selen giúp duy trì khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nấm còn chứa vitamin B, riboflavin và niacin, đây là những dưỡng chất cần thiết giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nấm còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì ăn nấm rất dễ bị ngộ độc.

Ngộ độc nấm xảy ra khi ăn phải các loại nấm mọc hoang ở các vùng rừng núi. Trong đó loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề nhất, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta. Vậy cách xử lý khi bị ngộ độc nấm phải như thế nào?

Biểu hiện của ngộ độc nấm

Biểu hiện ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớm và muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm.

– Nấm đỏ (nấm mặt trời, tên khoa học: Amanita muscaria), nấm mụn trắng (nấm tán da báo, tên khoa học: Amanita pantheria): triệu chứng khi ăn phải loại nấm này là buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu, ảo giác, sảng, giật cơ, co giật.

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm

Nấm độc

– Nấm mực (tên khoa học: Coprinus atramentarius): biểu hiện đỏ mặt, cổ, ngực, cảm giác bốc hỏa, vã mồ hôi, trống ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thở nhanh, khó thở, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp.

– Nấm phiến đốm chuông (tên khoa học: Paneolus campanulatus): điều hòa các động tác vận động kém, tăng vận động, ảo giác, hoang tưởng. Có thể có đồng tử giãn, kích thích vật vã, co giật.

Sau khi ăn các loại nấm này từ 6 đến 40 giờ, các biểu hiện ngộ độc muộn sẽ xuất hiện.

– Bệnh nhân bắt đầu nôn, đau bụng, tiêu chảy dữ dội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu.

–  Sau 1 – 2 ngày: Các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh (thậm chí có thể cả cán bộ y tế) nghĩ là bệnh đã khỏi. Trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác.

–  Sau 3 – 4 ngày: Vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong.

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm
Nấm độc*

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm

– Gây nôn (bằng biện pháp cơ học): Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.

–  Uống than hoạt: liều 1gam/kg cân nặng người bệnh.

–  Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol.

– Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

–  Nếu người bệnh hôn mê, co giật: cho người bệnh nằm nghiêng.

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm
Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm

–  Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.

–  Không tự về nhà trong 1 – 2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.

– Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN