Những vấn đề răng miệng ở người cao tuổi
Những vấn đề răng miệng ở người cao tuổi như:
- Mòn lớp men răng ở ngoài
Đây là tình trạng thường gặp ở răng của người cao tuổi. Lớp men răng bảo vệ bên ngoài bị bào mòn, mòn mặt nhai khiến răng dễ bị tổn thương hơn (gãy, mẻ, sâu răng…) đồng thời răng dễ bị tụt nướu khiến chân răng bị lộ ra ngoài. Mòn răng thường khiến răng dễ bị nhạy cảm bởi các tác nhân nóng lạnh của thức ăn và khiến răng dễ bị sâu hơn.

- Nha chu viêm
Biểu hiện của nha chu viêm là: nướu bị sung tấy và dễ bị chảy máu, nướu mất đi vẻ hồng hào bình thường, hơi thở có mùi, tụt nướu, chân răng bị lộ ra ngoài và răng trở nên yếu hơn…Những tình trạng này gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn nhai, làm mất cảm giác ngon miệng, khiến khổ chủ thiếu tự tin trong sinh hoạt hàng ngày…Vì vậy, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần bệnh nhân.
- Các bệnh về niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng bị teo mỏng dần, giảm đàn hồi, dễ bị nhiệt miệng và lâu lành… khiến khổ chủ ăn nhai và vệ sinh răng miệng gặp nhiều đau đớn, trở nên khó khăn hơn.
- Khô miệng

Thông thường, đối với người cao tuổi, tổng lưu lượng nước bọt giảm so với thời trẻ khiến cho niêm mạc miệng dễ bị khô và trầy xước, giảm sự bôi trơn, khiến việc nhai nuốt thức ăn gặp khó khăn, thậm chí là gây ra đau đớn. Đồng thời, chứng khô miệng còn là một trong những tác nhân gây ra bệnh viêm nướu, nhiệt miệng hay các bệnh nhiễm nấm về bệnh răng miệng.
- Rối loạn chức năng vận động và cảm giác vùng miệng:
Người cao tuổi thường gặp các rắc rối về rối loạn phản xạ nuốt và vận động cơ miệng so với những người trẻ. Biểu hiện cụ thể là chán ăn, ăn không ngon, suy giảm vị giác…Việc này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mất dần cảm giác ngon miệng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của khổ chủ.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng rất quan trọng dù là với độ tuổi nào.Đặc biệt, với người cao tuổi khi gặp bất kỳ rắc rồi nào cũng đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của họ. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi cần thực hiện toàn diện và hiệu quả như:

- Ưu tiên nhiều trái cây tươi và rau xanh. Vừa như 1 nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể vừa giúp làm sạch răng 1 cách tự nhiên.
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn nhiều bánh ngọt, kẻo dẻo… Sau khi ăn xong cần súc miệng thật sạch để chặn sự hình thành của mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.
- Chải răng ít nhất là 2 lần/ ngày với kem đánh răng chứa flour, sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng với nước muối sinh lý để làm sạch răng triệt để.
- Phục hình răng giả nếu bị mất răng giúp ngăn tình trạng xiêu vẹo của các răng còn lại, làm xáo trộn khớp cắn. Đồng thời giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho toàn hàm.
Và đặc biệt, người cao tuổi cần được thăm khám nha khoa định kỳ (4-6 tháng/ lần) để được các nha sỹ làm sạch răng miệng đồng thời phát hiện và điều trị các bệnh răng miệng kịp thời.